Thứ Năm, 1 tháng 10, 2009

VNPT nên xem lại cách làm việc của nhân viên.


VNPT nên xem lại cách làm việc của nhân viên.

Không biết ở chổ khác thế nào nhưng ở khu vực tôi ở (Xã Hiệp Phước – Huyện Nhơn Trạch – Tỉnh Đồng Nai.)
, tôi đả đăng ký đường ADSL đến hơn 3 tháng nhưng vẫn không được lắp đặt. Vì thấy MegaVnn khuyến mãi lắp đặt ADSL, nên tôi đã đăng ký, nhưng rồi hết đợt khuyến mãi đó, đến lượt khuyến mãi khác, thời gian trôi qua, giờ thì 3 tháng rồi. Khu vực này do Bưu Điện Phước Thiền quản lý.

Quanh chỗ tôi ở cũng có rất nhiều người bực mình giống tôi, nhưng họ nói muốn gắng ADSL thì phải chìu tụi nó thôi, có nói gì, khuyếu nại gì cũng vô ít. Rất nhiều người cũng đã đăng ký giống tôi, cũng 2, 3 tháng rồi mà không thấy đâu. Nhưng nếu ai cũng bị như vậy thì tôi không nói, đằng này có người đăng ký chỉ 3 ngày là nhân viên xuống lắp đặt ngay, có người thì 1 tuần, thậm chí tôi còn được biết buổi sáng đăng ký, buổi chiều có nhân viên xuống kéo dây. Hồ sơ đăng ký thì giống nhau, vậy tại sao, có người nhanh người chậm như thế, đối vời tôi không lắp đặt thì thôi tôi cũng chẳng cần, nhưng nghĩ thì tức nên tôi mới viết bài viết này.

Tôi xin kể lại câu chuyện mà tôi đã nghe trong quán café ở một bàn bên cạnh, 1 nhóm 4 chàng trai trẻ ngồi nói chuyện với nhau, nội dung như sau:

A nói: Mẹ, tao đăng ký ADSL 2 tháng rồi mà không thấy gắng. Chắc mấy thằng ngoài bưu điện Phước Thiền đợi tao chửi mới gắng quá.
B nói: Trời, mầy chửi nó không gắng luôn, mầy làm gì được nó, tao nè, đăng ký 3 ngày nó xuống gắng liền.
A nói: Sao mà nhanh quá dậy, lúc này khuyến mãi gắng không tốn tiền gì hết phải không.
B nói: nhà tao ở xa đường mà, nên phải mất thêm 250 ngìn tiền dây cáp, rồi tao cũng cho tụi nó thêm 200 ngìn tiền nước nôi, để mai mốt có hư gì tụi nó cũng sữa chữa cho mình nhanh.
A nói: Vậy là hết 450 ngìn. Tao để tiền đó ra tiệm NET chơi hay hơn.
B nói: Uh, vậy thì ra tiệm net mà chơi.

Tôi củng được biết ở xã Long Thọ cũng có nhiều người bức xúc lắm, khu vực này cũng do Bưu Điện Phước Thiền quản lý, nhân viên quản lý khu vực này là anh Diệp. Nghe nhiều người chửi nên biết tên Diệp đó mà.

Trong khi đó, ờ khu vực kế bên, xã Phước An, các nhân viên VNPT đế tận nhà giới thiệu cho người dân biết về ADSL, bạn tôi sống ở đó và anh ấy Đã lắp đặt ADSL mà không hề tốn 1 xu nào hết, chỉ trong vòng 3 tuần nhân viên VNPT đã lắp đặt cho anh ta.


Có người cũng bảo với tôi, gửi thư góp ý rồi nhưng cũng chẳng thấy tâm hơi gì, thôi thì biết vậy, nên tôi không gửi thư góp ý làm gì, viết bài viết này đăng lên mạng thôi, ai cũng gặp trường hợp giống như chổ của tôi xin hãy lên tiếng nói giống như tôi, hãy phát tán bài viết này cho mọi người. Chúng ta hãy vì 1 cuộc sống văn minh trong sáng.


Đề nghị cách chức đảng ủy viên đối với Hiệu trưởng Hà Lan


Sau khi báo Lao Động liên tục đưa tin về vụ tiêu cực tại 25 trường tiểu học và THCS ở huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An), Huyện ủy Quế Phong đã chỉ đạo Đảng bộ xã Tiền Phong, Chi bộ Trường THCS Tiền Phong kiểm điểm Hiệu trưởng Hà Lan - người chỉ đạo rút hơn 130 triệu đồng từ danh sách 65 học sinh ảo.

Sau khi kiểm điểm, Chi bộ trường này đã đề xuất hình thức kỷ luật khiển trách với Hiệu trưởng Hà Lan. Nhưng tại cuộc họp của Đảng bộ xã Tiền Phong ngày 18.9 đã đề nghị Huyện uỷ cách chức đảng ủy viên đối với bà Hà Lan (bà Lan là đảng ủy viên thuộc Đảng bộ Tiền Phong).

Cùng lúc, trong cuộc họp các trưởng phòng GDĐT, Giám đốc Sở GDĐT Lê Văn Ngọ đã nhắc các phòng kiểm tra, rà soát những hoạt động thu chi về tài chính, nếu có tiêu cực phải báo cáo ngay với lãnh đạo sở.

Được biết, trong tuần tới, Ban Thường vụ Huyện ủy Quế Phong sẽ họp với Hội đồng kỷ luật huyện để xem xét mức kỷ luật tiếp theo đối với bà Lan.

>> Sẽ xem xét kỷ luật về Đảng và cách chức hiệu trưởng ( Chiều 17.9, trả lời phỏng vấn của phóng viên LĐ, ông Lô Chí Kiêm - Bí thư Huyện uỷ huyện Quế Phong cho biết: Thường vụ Huyện uỷ đã thống nhất chỉ đạo UBND huyện và Đảng bộ các xã có trường liên quan đến Lập danh sách học sinh ảo, “rút ruột” hơn 560 triệu đồng , xử lý nghiêm vụ việc trước năm học mới nhưng do một số công tác đột xuất về phòng, chống bão lũ nên bây giờ đang tiếp tục xử lý.

Ngày 17.9, Huyện uỷ trực tiếp chỉ đạo Đảng bộ xã Tiền Phong xem xét kỷ luật Đảng và chuyên môn (cách chức) đối với Hiệu trưởng Hà Lan.

Theo điều tra của PV, ngoài 8 trường sai phạm như đã nêu còn có 15 trường khác cũng thuộc diện lập danh sách học sinh ảo để rút tiền thuộc tiêu chuẩn 112 của Chính Phủ.)


>> Lập danh sách học sinh ảo, “rút ruột” hơn 560 triệu đồng (Theo đơn tố cáo của giáo viên và điều tra của phóng viên, từ năm học 2007 đến nay, hiệu trưởng, kế toán, thủ quỹ 8 trường THCS vùng sâu, vùng xa (Tiền Phong, Thông Thụ, Châu Thôn, Đồng Văn, Hạnh Dịch, Quế Sơn, Quang Phong, Tri Lễ) huyện Quế Phong - Nghệ An đã lập danh sách 148 học sinh (HS) ảo để rút hơn 560 triệu đồng tiền trợ cấp của Chính phủ đối với diện HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Riêng tại Trường THCS Tiền Phong (xã Tiền Phong) Hiệu trưởng Hà Lan đã chỉ đạo rút 130.620.000 đồng từ 65 HS ảo tại các khối sáu, bảy, tám, chín.

Sáng 15.9, ông Sầm Hồng Lễ - Trưởng phòng GDĐT huyện Quế Phong cũng xác nhận thông tin này.

Ông cho biết: Vụ việc diễn biến trong gần 3 năm mới bị phòng GDĐT Quế Phong phát hiện vào đầu tháng 6.2009. Ngay sau khi phát hiện, Trưởng phòng GDĐT Sầm Hồng Lễ đã có văn bản báo cáo lãnh đạo huyện Quế Phong những tiêu cực cụ thể tại 8 điểm trường nêu trên nhưng đến nay, UBND huyện chưa xem xét một hình thức kỷ luật nào đối với tập thể, cá nhân sai phạm.

)

Sông Lam ( laodong.com.vn)

"Xã hội hoá giáo dục" tại Đà Nẵng: Quá loạn!


Sở GDĐT thành phố Đà Nẵng vừa ban hành văn bản, yêu cầu ngành giáo dục các quận, huyện trả lại cho phụ huynh học sinh các khoản thu đầu năm học mới trái với quy định.

Ở địa phương này, hiện tượng lạm thu luôn luôn được nhắc nhở "nghiêm khắc" từ trước khi năm học mới bắt đầu; nhưng gần đây, nó lại được ẩn dưới cái mác "xã hội hoá giáo dục". Cứ thế mạnh ai nấy làm, dường như ngành giáo dục đã không quản lý xuể.

Những lớp học "đại gia"

Chưa kịp ngồi xuống chiếc ghế học trò bé tí, dự cuộc họp phụ huynh, chị T đã giật nảy người khi nghe giáo viên phụ trách lớp thông báo số tiền phải nộp cho con trai để vào năm học mới. Tính sơ qua cũng đã hơn 1,1 triệu đồng, đó là chưa kể khoản vận động "tự nguyện" đóng góp để trang bị máy tính, máy chiếu phục vụ cho chương trình giáo án điện tử không dưới 200.000 đồng...

Với thu nhập của một gia đình công nhân, tiền nộp đầu năm cho hai con trong độ tuổi tiểu học (TH) và trung học cơ sở (THCS) cũng buộc vợ chồng chị chạy mướt mồ hôi. Đã vậy giáo viên còn bồi thêm, yêu cầu mỗi cháu phải nộp thêm mấy chục ngàn một tháng để trả tiền điện (chạy máy lạnh). Đến nước này thì đành phải tính kế xin cho cháu qua lớp thông thường, nhường chỗ cho con các gia đình khác có điều kiện hơn. Chị gọi đây là lớp học "đại gia".

Tại Trường Tiểu học Phan Thanh, trong số 16 lớp thì tất cả đều đã đóng góp mua máy tính, đèn chiếu... để học theo phương pháp "giáo án điện tử" và đã có 3 lớp được phụ huynh học sinh (PHHS) trang bị máy điều hoà nhiệt độ. Cũng như chị T, tại Trường TH Trần Cao Vân, Phù Đổng..., phụ huynh của các lớp học "đại gia" cũng đau đầu không kém khi đầu năm học phải "nghiến răng" nộp từ 1,5 triệu - 2 triệu đồng cho các khoản, trong đó có phần của trang bị phòng học có điều hoà nhiệt độ, tivi 42 inch, đèn chiếu...

Theo chủ trương chung của ngành, nội dung chủ trương được ngành giáo dục quận, huyện ở Đà Nẵng triển khai vào tháng 2.2009 là các trường chỉ mua sắm các thiết bị công nghệ thông tin... khi phụ huynh học sinh tự nguyện. Thế nhưng trong vòng vài tháng, hầu hết các trường "có máu mặt" trong thành phố đã nhanh chóng hoàn tất trang bị máy tính, màn ảnh lớn hay đèn chiếu (projector) cho các lớp học. Tất cả trang thiết bị đều được thu từ nguồn ép PHHS "tự nguyện", dưới cái mác "xã hội hoá giáo dục".

Một lớp học dạy bằng "giáo án điện tử" ở Đà Nẵng. Ảnh: Xuân Mai

Chạy đua không có điểm dừng

Ông Lê Văn Lạc - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Thanh - không giấu sự tự hào về quá trình phát triển của nhà trường từ chủ trương "xã hội hoá". Từ một trường cơ sở vật chất kém nhất - nhì thành phố, vài năm qua, Phan Thanh đã là trường điểm và trở thành nơi gửi gắm con cái của khá nhiều "đại gia" của Đà Nẵng.

Vì lẽ này, không ít phụ huynh đã không tiếc tiền khi nhận làm "Mạnh Thường Quân", mua sắm cho trường những thiết bị đắt tiền. Vì thế, ngay trong nội bộ trường cũng không tránh khỏi sự so bì. Lớp này có máy lạnh, máy chiếu, máy tính xách tay cho giáo viên... thì lớp kia cũng khéo ép PHHS "tự nguyện" cho bằng được như vậy.

Chuyện cứ như một trận dịch, lớp này lan qua lớp kia, trường này đến trường khác... và tỏ ra không có điểm dừng. Ngày 18.9 vừa qua, kết quả kiểm tra các khoản đóng góp đầu năm học (có phiếu thu nhà trường phát hành), do Sở GDĐT TP.Đà Nẵng sơ bộ cho thấy, có trường thu đến 1.445.000 đồng (Trường Mầm non Hồng Nhung), khối tiểu học cao nhất là Trường TH Phan Thanh - 1.136.000 đồng, trong khi đó, có những trường đồng cấp lại thu rất thấp như Trường TH Lê Lai - 474 ngàn đồng... hay THCS Lê Lợi - 126 ngàn đồng.

Việc thu các khoản phí đầu năm học của các trường rất tuỳ tiện. Đặc biệt, các trường TH Phù Đổng, Ông ẹch Khiêm, Phan Thanh nói là "vận động", nhưng thực chất là ép buộc PHHS đóng góp để mua sắm trang thiết bị công nghệ thông tin, máy lạnh...

Ở khía cạnh nào đó, chủ trương "xã hội hoá giáo dục" trong nhà trường trong thời điểm hiện nay là cần thiết, khi kinh phí giáo dục đã không cung ứng đầy đủ - nhất là nhu cầu dạy và học ngày càng cao.

Tuy vậy, cũng cần phải phân định rõ "xã hội hoá" trong trường hợp nào, phạm vi nào là được (chẳng hạn trường tư thục), chứ với cách tự vận động trang bị thiết bị công nghệ thông tin, máy điều hoà nhiệt độ... từ nguồn phụ huynh đóng góp trong khu vực giáo dục công lập, đã tạo ra một không gian bất bình đẳng ngay trong môi trường học đường, mang dáng dấp phản giáo dục..., khi điều kiện xã hội hiện nay đa phần kinh tế người dân vẫn còn khó khăn.

Nguyễn Trung Hiếu ( laodong.com.vn)

Đề nghị cách chức Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân An


Ngày 30.9, Chủ tịch UBND TP.Tân An, Long An - ông Đoàn Công Tol - cho biết, UBND TP đang xác minh lại các vấn đề có liên quan đến Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân An - ông Nguyễn Trí Hải - trước khi có quyết định chính thức.

>> ( Đảng ủy phường 2 - TP.Tân An vừa triển khai quyết định kỷ luật cách chức Bí thư chi bộ đối với ông Nguyễn Trí Hải - bí thư chi bộ kiêm Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân An. Phòng Giáo dục-Đào tạo TP.Tân An cũng đang xem xét hình thức kỷ luật về mặt chính quyền đối với ông Hải.

Như Lao Động đã thông tin, nhiều vụ việc không hay đã liên tục xảy ra tại Trường Tiểu học Tân An, như: Ngồi nhầm lớp, cha mẹ học sinh khiếu nại chuyện bữa ăn lớp bán trú... )


>> ( Bắt đầu từ ngày 8.7, đoàn kiểm tra của Thị ủy thị xã Tân An (Long An) đến kiểm tra những sai phạm của Chi ủy và Ban giám hiệu Trường Tiểu học Tân An.

Thời gian qua, nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo của cán bộ, giáo viên nhà trường đã được gửi đến các cấp bộ Đảng, chính quyền tỉnh Long An tố cáo những biểu hiện không minh bạch trong quản lý tài chính, điều hành công việc ở đây... Đây cũng là trường có nhiều trường hợp học sinh "ngồi nhầm lớp" mà Báo Lao Động đã từng thông tin. )


Trước đó, Phòng Giáo dục - Đào tạo TP đã đề nghị UBND TP ra quyết định cách chức và điều chuyển công tác đối với ông Hải.

Như Lao Động đã có bài viết, Đoàn kiểm tra của Thị uỷ thị xã Tân An (nay là TP.Tân An) đã phát hiện nhiều sai phạm ở Trường Tiểu học Tân An, mà người chịu trách nhiệm chính là hiệu trưởng nhà trường.

Kỳ Quan ( laodong.com.vn)